Món ăn giúp ngực săn chắc

mon-an-giup-nguc-san-chac-hon

Chân giò hầm lạc, hạt dẻ: chân giò lợn 2 chiếc, lạc nhân, hạt dẻ mỗi thứ 100g, nhân sâm một ít. Chân giò lợn bỏ móng, rửa sạch, chặt miếng như bao diêm. Cho chân giò, nhân sâm, lạc, hạt dẻ vào cùng nhau, đổ nước ninh đến khi chân giò mềm là được. Món ăn này có tác dụng thông tuyến sữa, tăng sữa và tăng độ đàn hồi cho ngực. Phụ nữ đang nuôi con nhỏ nên ăn món này.

Mon-an-giup-nguc-san-chac-rau-bap-cai-xao

Bắp cải xào giúp ngực săn chắc hơn

Rau bắp cải xào: bắp cải 500g, hành tươi, hành khô, dầu ăn, gia vị đủ dùng. Bắp cải thái nhỏ, rửa sạch. Phi thơm hành rồi đổ bắp cải vào xào chín, nêm gia vị là dùng được. Bắp cải có nhiều vitamin E và những chất có lợi cho việc kích thích tăng trưởng hormon nữ.

Ích mẫu, đậu đen: đậu đen 60g, ích mẫu 30g, đường đỏ, nước đủ dùng. Ích mẫu, đậu đen rửa sạch ngâm trong nước. Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi rồi đổ đậu đen và ích mẫu vào đun, đến khi đậu đen chín nhừ thì cho đường đỏ vào đun sôi là được, ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày 1 thang.

Cháo nhân sâm: gạo tẻ ngon 50g, nhân sâm 10g, nước đủ dùng. Nhân sâm rửa sạch, cho vào nồi đun khoảng 30 phút chắt lấy nước. Gạo vo sạch, nấu thành cháo. Khi cháo gần chín cho nước nhân sâm vào đun sôi là được. Ăn 1 ngày 1 lần, ăn liên tục trong 5 ngày. Món cháo này có tác dụng bổ dưỡng khí huyết, săn chắc ngực.

BS. Đào Sơn Minh

Nhận biết đậu phụ chứa thạch cao

Lê Thị Hoài (Lạng Sơn)

Vì lợi nhuận nhiều người kinh doanh vẫn cho thêm bột thạch cao vào trong quá trình sản xuất đậu phụ vì thạch cao tác động với các chất có trong đậu tương giúp váng đậu nổi lên nhanh, dễ keo tụ, tăng sản lượng từ đó giúp cơ sở sản xuất thu được nhiều thành phẩm hơn để hạ giá thành sản phẩm.

Thạch cao dùng trong xây dựng có lẫn nhiều tạp chất, tùy theo vùng khai thác có thể chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi... Nếu sử dụng thạch cao còn lẫn nhiều tạp chất cho thực phẩm sẽ gây bệnh tùy theo loại kim loại nhiễm phải, chẳng hạn như nhiễm chì sẽ gây ngộ độc chì, đau bụng, buồn nôn, suy gan, thận, trẻ em bị thiểu năng trí tuệ.

Để phân biệt đậu phụ chứa thạch cao hay không, chủ yếu dựa vào trực quan là chính. Khi đi mua về ăn thấy miếng đậu phụ có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng là đậu phụ được làm theo cách an toàn, không có chứa thạch cao. Ngoài ra, đậu phụ không chứa thạch cao khi cầm lên tay thấy hơi nhẹ, miếng đậu mềm, nhìn có màu trắng kem. Còn đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay.

Bác sĩ Lê Thanh Hải

Thực phẩm nên tránh khi bị cúm

Sữa

Sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Vì vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị nhiễm vi-rút cúm để tránh tắc nghẽn ngực và nghẹt mũi, gây khó thở.

Thịt đỏ

Khi bị cúm, hệ tiêu hóa của bạn có thể khó hoạt động bình thường. Thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa chúng. Thay vì dùng thịt đỏ, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và dùng những thực phẩm dễ tiêu hơn.

Thực phẩm cay

Thực phẩm cay nằm trong số những thực phẩm hàng đầu bạn không nên ăn trong khi đang bị bệnh. Bạn nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu.

Thực phẩm chiên rán

Việc tránh sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ này sẽ khiến cơ thể có nhiều năng lượng hơn để chiến đấu chống lại vi-rút thay vì phải tiêu hóa thức ăn.

Pho mai

Là một sản phẩm từ sữa, pho mai là lựa chọn sai lầm khi bạn đang bị cúm vì nó sẽ tăng cường sản sinh chất nhầy, gây tắc nghẽn ngực.

Trà/cà phê

Trà và cà phê là loại đồ uống lợi tiểu mạnh. Việc sử dụng những loại đồ uống này khi đang bị bệnh sẽ có thể khiến cơ thể bị mất nước.

BS Thu Vân

(Theo Boldsky)

Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ phát triển chiều cao trong 1000 ngày đầu đời

1000 ngày vàng chính là thời điểm từ lúc bạn có thai và kéo dài cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Đầu tư vào dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này (1000 ngày đầu đời) chính là sự đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cả đời của bé.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng: trong 1000 ngày vàng này, trẻ được nuôi dưỡng đúng cách sẽ có hệ miễn dịch tốt và phát huy hết tiềm năng về thể chất và trí tuệ trong tương lai. Dinh dưỡng đúng cách sẽ giảm 20% nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, trẻ sẽ có chỉ số thông minh cao hơn, khả năng học tập tốt hơn và thu nhập cao hơn khi trưởng thành.

Ngược lại, trong 1000 ngày đầu đời của trẻ không được nuôi dưỡng đúng cách sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ. Nếu trẻ bị thấp còi khi còn nhỏ, khi trưởng thành cũng sẽ thấp. Nếu trẻ phát triển tốt khi còn nhỏ sẽ trở thành một người trưởng thành cao lớn. Chế độ dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời của trẻ phụ thuộc vào từng mốc giai đoạn: bà mẹ mang thai (270 ngày), nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung (365 ngày – nuôi con năm thứ nhất) và chế độ ăn của trẻ từ 1 đến 2 tuổi (365 ngày - nuôi con năm thứ 2).

Chế độ dinh dưỡng bà mẹ có thai

Trong thời gian có thai người mẹ cần tăng cân từ 10 - 12kg, để sinh con có cân nặng khoảng 3000 gam. Mức tăng cân của bà mẹ và cân nặng của trẻ khi sinh nó phụ thuộc vào khẩu phần của mẹ. Nếu khẩu phần có mức năng lượng thấp, mẹ tăng cân ít sẽ có nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2500 g (suy dinh dưỡng bào thai).

Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai. Nhu cầu năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày: của phụ nữ (không có thai) là 2050 Kcal, khi có thai 3 tháng đầu thêm 50 Kcal (2050+50), khi thai 3 tháng giữa thêm 250 Kcal, 3 tháng cuối thêm 450 Kcal và khi cho con bú thêm 500 Kcal/ngày.

Phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ, nữ tuổi vị thành niên cần uống viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Với phụ nữ không có thai uống bổ sung viên sắt/acid folic (60 mg sắt nguyên tố, 2800 mcg acid folic), liều lượng 1 viên/tuần (vào 1 ngày nhất định) trong 3 tháng, nghỉ 3 tháng, sau đó tiếp tục uống bổ sung 3 tháng. Việc bổ sung viên sắt/acid folic có thể lặp lại chu kỳ này trong năm.

Với phụ nữ có thai uống bổ sung viên sắt/acid folic (60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg acid folic), liều lượng 1 viên/ngày từ khi bắt đầu có thai cho tới 1 tháng sau đẻ.

Trong thời gian có thai người mẹ cần tăng cân từ 10 - 12kg

Nuôi con bằng sữa mẹ và chế độ ăn bổ sung

Khi sinh con bà mẹ cần cho trẻ bú sớm trong vòng 1 tiếng đầu tiên. Bú sớm có tác dụng làm cho sữa xuống nhanh, co hồi tử cung và bú được sữa non rất tốt cho bé vì sữa non có gía trị dinh dưỡng cao, các kháng thể chống lại bệnh tật, dễ tiêu hóa với trẻ và giúp thải phân xu ra ngoài. Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú đến 18-24 tháng tuổi.

Từ tháng thứ 7, cùng với sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm (thức ăn bổ sung), số bữa ăn hàng ngày tùy theo tháng tuổi: 6 tháng tuổi ăn 1 bữa bột loãng, 7-9 tháng ăn 2-3 bữa bột đặc, 10-12 tháng ăn 3-4 bữa bột đặc. Trẻ từ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Mỗi ngày uống 400-500 ml sữa (nếu không có sữa mẹ).

Một trẻ khoẻ mạnh, phát triển bình thường khi ăn đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khoẻ mạnh trung bình khoảng 3000 gam (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1000-1200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500 - 600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng cân từ 300-400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10 kg). Trẻ từ 2-10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4 kg/năm và có thể tính theo công thức sau:

Xn = 9,5 kg + 2,4 kg x ( N-1)

Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg)

9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi

2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm

N là số tuổi của trẻ (tính theo năm)

Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50 cm, 3 tháng đầu trẻ tăng 3-4,5 cm/tháng, 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5 cm/tháng, 3 tháng tiếp tăng 2cm/tháng, những tháng tiếp theo tăng từ 1-1,5 cm.

Khi sinh con bà mẹ cần cho trẻ bú sớm trong vòng 1 tiếng đầu tiên

Khi trẻ 1 tuổi có chiều dài gấp 1,5 lần lúc mới sinh (75 cm), trẻ 2 tuổi chiều cao là 86-87 cm (bằng ½ chiều cao người trưởng thành), trẻ 3 tuổi có chiều cao là 95-96 cm, trẻ từ 4 – 10 tuổi chiều cao tăng trung bình 6,2 cm/năm và có thể áp dụng công thức sau:

Xc = 95,5 cm + 6,2 cm x (N-3)

Xc là chiều cao nên có của trẻ (cm)

95,5 là chiều cao của trẻ lúc 3 tuổi

6,2 là chiều cao tăng trung bình trong 1 năm

N là số tuổi của trẻ (tính theo năm)

Giai đoạn vị thành niên (từ 10-18 tuổi): Vị thành niên là một giai đoạn chuyển

tiếp của sự phát triển từ tuổi thơ sang người lớn: “Tuổi không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn”. Để có chiều cao và tình trạng dinh dưỡng tốt khi trưởng thành, đồng thời có sức khỏe tốt giai đoạn tiền hôn nhân, thì những can thiệp dinh dưỡng sớm giúp trẻ phát triển tối ưu về chiều cao. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vị thành niên rất quan trọng, vì lứa tuổi này tốc độ phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.

Nguồn protein động vật cung cấp cho bữa ăn từ thịt, cá, trứng, sưa, tôm, cua

Cân nặng trung bình giai đoạn này tăng từ 3-5 kg/năm, chiều cao có thể tăng từ 10-15 cm/năm và trẻ trai phát triển nhiều hơn trẻ gái. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đòi hỏi rất cao cho sự phát triển cũng như hoạt động, trẻ thường ăn không biết no. Nhu cầu dinh dưỡng cho lứa tuổi này, trước hết là vấn đề năng lượng, nhu cầu này tùy theo giới tính, độ tuổi. Nhưng một số trẻ nữ lại ăn ít để giữ thân hình, vóc dáng điều đó làm hạn chế sự phát triển.

- Năng lượng: nhu cầu năng lượng từ 1.900-2.300 kcal/ngày/nữ và 2.100-2.800 kcal/ngày/nam. Để đáp ứng được nhu cầu, trẻ cần ăn 3 bữa một ngày, ăn đủ no và đủ chất dinh dưỡng.

- Đạm: Protein rất cần thiết để phát triển về chiều cao và cân nặng, vì chất đạm giúp tạo nên cấu trúc của tế bào, tạo nên các nội tiết tố (hoóc môn) và đáp ứng khả năng miễn dịch cơ thể.

Nhu cầu protein hàng ngày là 50-70 g/nam và 50-60 g/nữ, tỷ lệ protein động vật/protein tổng số là ≥ 35%, năng lượng từ chất protein cung cấp chiếm 13-20% năng lượng của khẩu phần.

Nguồn protein động vật cung cấp cho bữa ăn từ thịt, cá, trứng, sưa, tôm, cua... Nguồn protein thực vật từ đậu đỗ, vừng, lạc,..

- Chất béo: Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng, giúp hòa tan và hấp thu các loại vitamin tan trong dầu: vitaminA, E, D, K. Nhu cầu về lipid từ 60-78 g/ngày/nam và 55-66 g/ngày/nữ, tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật là 70% và 30%. Năng lượng do lipid cung cấp trong khẩu phần chiếm khoảng 20-30%.

Chất sắt: Nhu cầu sắt hàng ngày được đáp ứng thông qua chế độ ăn giàu sắt và sắt có giá trị sinh học cao. Tuy nhiên, ở nước ta khả năng tiếp cận các nguồn thức ăn động vật có lượng sắt gía trị sinh học cao từ khẩu phần là rất thấp. Vì vậy, ngay giai đoạn đầu vị thành niên, đặc biệt là trẻ gái cần uống bổ sung viên sắt hoặc viên đa vi chất hàng tuần.

Mâm cơm mỗi ngày cần cho trẻ ăn uống đủ chất. Hình: Minh họa

Trẻ trai vị thành niên nhu cầu sắt 11-17 mg/ngày, trẻ nữ cần 11-29 mg/ngày. Thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt bò, tiết bò, trứng gà, trứng vịt, tim lợn, gan gà,..

Vitamin A: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, tăng cường khả năng miễn dịch giảm tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong. VitaminA có nhiều trong thức ăn động vật như gan, trứng, sữa...; thức ăn thực vật cung cấp nguồn caroten như rau xanh, giấc, qủa màu vàng. Nhu cầu vitaminA hàng ngày lứa tuổi vị thành niên là 800 µg /ngày/nam và 650 µg/ngày/nữ.

Canxi: Rất cần cho lứa tuổi dậy thì vì tốc độ tăng trưởng chiều cao rất nhanh nhu cầu canxi nhiều, vì vậy nhu cầu can xi là 1000 mg/ngày. Canxi cùng với phospho để duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc.

Nhu cầu vitamin D tuổi vị thành niên là 15 µg/ngày. Sữa là sản phẩm cung cấp nguồn chất đạm và can xi, với trẻ không uống thích uống sữa, có thể dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai hoặc sử dụng các thực phẩm giàu can xi như tôm, cua, cá và hải sản.

Kẽm: Kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của cơ thể. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Nhu cầu kẽm hàng ngày là 9-10 mg/nam và 7-8 mg/nữ. Thực phẩm nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..).

Vitamin C: VitaminC giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic. Ngoài ra nó còn có chức năng chống dị ứng, tăng khả năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật, bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. Nhu cầu vitamin ở tuổi vị thành niên là 95 mg/ngày.

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Tăng cường sức khỏe tim bằng thực phẩm

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng chứa chất xơ hòa tan và các dưỡng chất tốt cho tim. Bạn hãy bổ sung các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi vào chế độ ăn hàng ngày.

Hạt lanh

Hạt lanh chứa acid béo omega-3, chất xơ và phytoestrogen giúp tăng cường sức khỏe tim. Bạn hãy dùng dạng nghiền hoặc cán mỏng để phát huy lợi ích.

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu đen, đậu tây giàu chất xơ, các vitamin B và khoáng chất. Chúng được xem là một trong những thực phẩm tốt cho tim.

Rượu vang đỏ

Sử dụng rượu vang đỏ hợp lý có thể giúp cải thiện nồng độ cholesterol tốt và tăng cường sức khỏe tim.

Cam

Cam chứa beta-carotene, kali, magiê và chất xơ được xem là loại quả tốt nhất cho tim.

Măng tây

Măng tây giàu các dưỡng chất như beta-carotene, folate và chất xơ. Thường xuyên sử dụng măng tây giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch.

Cà chua

Cà chua là nguồn cung cấp lycopene, vitamin C và beta-carotene. Bạn nên ăn thường xuyên để bảo vệ tim.

Súp lơ

Súp lơ chứa một số dưỡng chất như vitamin C, E, kali, folate, calci và chất xơ là lựa chọn tốt cho sức khỏe tim.

BS P.Liên

(Theo boldsky)

Vai trò của dinh dưỡng với người bệnh ung thư

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị ung thư. Người bệnh được cung cấp dinh dưỡng đúng trước, trong và sau khi điều trị sẽ giúp cơ thể thoải mái và mạnh khỏe hơn.

Chế độ dinh dưỡng quan trọng với người bệnh ung thư, vì sao?

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho người bệnh ung thư vì bệnh tật và liệu trình điều trị làm thay đổi thói quen ăn uống, thay đổi tính thích nghi của cơ thể đối với thức ăn và dinh dưỡng.

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người bệnh không giống nhau. Chế độ dinh dưỡng tốt trong quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh:

- Cảm giác thoải mái hơn.

- Duy trì sức khỏe và năng lượng.

- Duy trì cân nặng và nguồn dinh dưỡng dự trữ.

- Dung nạp các tác dụng phụ của thuốc tốt hơn.

- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Nhanh hồi phục tổn thương.

Dinh dưỡng tốt nghĩa là ăn đa dạng thức ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể chống lại bệnh tật, bao gồm chất đạm, tinh bột/đường, mỡ, nước, vitamin và muối khoáng.

Vai trò cụ thể của từng chất dinh dưỡng như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khoẻ bệnh nhân ung thư.

Chất đạm (Proteins)

Bình thường, con người cần chất đạm để tăng trưởng, sửa chữa các tổn thương mô và giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi cơ thể không được cung cấp đủ chất đạm thì các mô cơ trong cơ thể sẽ được huy động để sử dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu hao của cơ thể, khi đó bệnh sẽ lâu khỏi và giảm khả năng chống chọi với các bệnh nhiễm khuẩn.

Đối với bệnh nhân ung thư thì nhu cầu chất đạm lại cần thiết hơn. Sau các liệu trình điều trị như phẫu thuật, hóa chất, tia xạ thì cần phải tăng cường chất đạm để giúp vết thương mau lành và tăng khả năng chống nhiễm khuẩn.

Nguồn dinh dưỡng cung cấp chất đạm tốt gồm: cá, gia cầm, thịt, trứng, sữa ít mỡ, các loại hạt, đậu và sản phẩm của đậu.

Chất béo (Fats)

Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng. Các chất béo (mỡ và dầu) sẽ tạo nên các acid béo và là nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng cho cơ thể. Chất béo sẽ được chuyển hóa và sử dụng để dự trữ năng lượng, phân tách các mô và vận chuyển một số loại vitamin trong cơ thể.

Có nhiều loại chất béo khác nhau. Khi cân nhắc đến tác dụng của chất béo đối với bệnh tim mạch thì nên chọn chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated) và chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated) mà không nên chọn chất béo bão hòa (saturated) hoặc chất béo chuyển tiếp (trans).

- Chất béo đơn dòng: có trong dầu thực vật như dầu ôliu, dầu lạc.

- Chất béo đa dòng: có trong dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu ngô.

- Chất béo bão hòa: có nguồn gốc từ động vật (gia súc, gia cầm, bơ, sữa..), từ thực vật (dừa). Không nên sử dụng quá 10% chất béo bão hòa trong số chất béo cần thiết.

- Chất béo chuyển tiếp: hình thành khi dầu thực vật được chế biến thành bơ thực vật và có trong một số sản phẩm sữa. Không nên ăn loại chất béo này.

Tinh bột, chất đường (Carbohydrates)

Cacbon hyđrat gồm có tinh bột và đường, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động thể lực và chức năng của các cơ quan. Nguồn cacbon hydrate tốt nhất là từ hoa quả, rau và ngũ cốc. Các thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.

Nước

Nước và các chất dịch có vai trò sống còn đối với sức khỏe. Tất cả các tế bào trong cơ thể cần nước để thực hiện chức năng. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước hoặc bị mất nước (do nôn, tiêu chảy) thì cơ thể sẽ trong tình trạng mất nước. Như vậy thì sẽ làm mất cân bằng nước và khoáng chất, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nước cũng được bổ sung từ thức ăn, nhưng mỗi người cần uống thêm 1.5 - 2.0 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể hoạt động. Trường hợp bị tiêu chảy hoặc nôn thì phải bù nhiều nước hơn.

Vitamin và khoáng chất

Cơ thể cần một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất để đảm bảo chức năng hoạt động của các cơ quan. Thông thường, vitamin và khoáng chất có trong các thực phẩm tự nhiên. Đối với những người ăn uống cân bằng thì thực phẩm có thể cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất. Nhưng đối với bệnh nhân đang điều trị ung thư, do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc mà người bệnh thường ăn kém, không đảm bảo dinh dưỡng. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm các sản phẩm vitamin, khoáng chất tổng hợp, dùng hàng ngày. Người bệnh không được tùy tiện sử dụng các sản phẩm này vì một số vitamin, khoáng chất có thể làm giảm tác dụng điều trị của hóa chất và tia xạ điều trị ung thư.

Các chất chống ôxy hóa

Các chất chống ôxy hóa bao gồm vitamin A, C và E, selen, kẽm và một số enzym. Những chất này có tác dụng hấp thu và gắn các gốc tự do, hạn chế phá hủy tế bào bình thường. Nên ăn các loại rau, quả tự nhiên vì có chứa nhiều chất chống ôxy hóa. Tuy nhiên, không nên dùng các thuốc bổ sung chất chống ôxy hóa liều cao khi bệnh nhân đang điều trị hóa chất hay tia xạ.

Thảo dược

Thảo dược đã được sử dụng trong điều trị bệnh hàng trăm năm nay, cho các kết quả rất khác nhau. Ngày nay, thảo dược được chế biến trong rất nhiều dạng sản phẩm như viên, dịch, trà, dầu... Nhiều sản phẩm không độc hại và an toàn khi sử dụng, nhưng một số có thể gây ra tác dụng phụ có hại và nguy hiểm; thậm chí còn làm hạn chế tác dụng của thuốc điều trị ung thư (hóa chất, tia xạ). Nếu người bệnh muốn dùng thảo dược thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng.

ThS.BS. Ngọc Lâm

4 tác dụng phòng bệnh tuyệt vời của rượu nếp trong ngày Tết Đoan ngọ

Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể. Do đó, theo truyền thống, người xưa chọn ngày muàng 5/5 âm lịch hằng năm để giết sâu bọ.

Người xưa quan niệm rằng, dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để “giết "sâu bọ. Người xưa còn cho rằng, ăn rượu nếp hay cơm rượu khi bụng đói sẽ làm cho các chú sâu trong bụng dễ "say lử đử" rồi chết ngất.

Rượu nếp phòng tránh thiếu sắt.

1. Rượu nếp giúp phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống.

Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.

2. Rượu nếp cẩm phòng chống ung thư

Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...

Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.

Các món thông thường từ nếp cẩm là xôi nếp cẩm, rượu cơm nếp cẩm, gần đây ở Hà Nội còn có món sữa chua nếp cẩm ăn cũng thú vị và tuyệt vời.

Cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Rượu nếp ăn kèm sữa chua cũng là món ưa thích của trẻ em

3. Kích thích tiêu hóa

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết, rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.

Rượu nếp cẩm kết hợp với sữa chua cũng là một món ăn tốt cho tiêu hóa và hấp dẫn trẻ. Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.

4. Phòng bệnh thiếu sắt

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.

Cách chế biến món rượu nếp:

Rượu nếp nếp cẩm hay nếp cái hoa vàng đều chế biến theo cách sau:

Nếp cẩm có tên khoa học là Philydrum lanuginosum Banks, còn gọi là nếp than (ở nước ta, nếp than có tới 2 loại: than lợt (đỏ đậm) khi nấu rượu sẽ thành màu đỏ và than đen (tím đen) khi nấu rượu sẽ thành màu tím đậm) hay còn gọi là gạo đen.

Nếp có màu tím đỏ. Cách làm như với nếp lức (phân lượng 1kg nếp) nhưng thời gian sẽ để lâu hơn với mục đích lấy nước rượu để uống. Lưu ý vài chi tiết như sau:

Cho xôi đã trộn men vào 2/3 thể tích vật chứa như hũ, lọ với nửa lít rượu trắng trên 40 độ. Đậy kín để ở chỗ thoáng mát, không có ánh sáng chiếu trực tiếp vào, nơi bóng tối càng tốt. Để trong 15 - 17 ngày, quan sát thấy hạt xôi chuyển thành dạng bột hoàn toàn và lắng xuống đáy hũ thì nhẹ tay chắt lấy phần nước rượu trong ở trên ra bình chứa khác (phần rượu có chất bột để riêng, đậy kín rồi để thêm 15 ngày nữa vẫn trong chỗ thoáng mát, không có ánh sáng... là uống được.

Tùy ý có thể cho thêm nước đường và rượu trắng vào để thay đổi chất lượng rượu.

Chú ý: Cơm rượu có thành công hay không là do viên men cũ hay mới, tốt hay xấu.

Thanh Loan